Bài viết
Tháng 01
Căn cứ theo số liệu mà Tổng cục Hải quan cung cấp, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc của Việt Nam đạt 4,36 tỷ USD, nâng tổng mức nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc lên 28,4 tỷ USD. Như vậy, tổng mức nhập siêu từ thị trường Trung Quốc trong vài tháng là khoảng 19,3 tỷ USD. Tuy nhiên, sau khi phá giá, đồng Nhân dân tệ đang tạm thời ở mức ổn định. Trên thế giới bắt đầu tĩnh lại để dự tính những thuận lợi đối với nền kinh tế nước mình trước sự vô trách nhiệm của chính phủ Trung Quốc đối với nền kinh tế thế giới cùng với sự bấp bênh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Đối với Việt Nam, mọi yếu tố, các ngành sản xuất và kinh doanh phải xem xét chi tiết hiện trạng cũng như những kế hoạch tương lai. Nhiều chuyên gia nhận định, trong tình hình đồng Nhân dân tệ phá giá này, chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa để có lợi.
Các chuyên gia trong và ngoài nước đều dự báo về việc nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng. Nếu như đồng Nhân dân tệ giảm giá 1% so với Việt Nam đồng thì nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc có thể tăng thêm 0,6 – 0,8%. Tuy nhiên, mức nhập siêu này với sự giảm giá của đồng Nhân dân tệ cũng sẽ kéo theo sự giảm giá của hàng hóa Trung Quốc.
Hiện nay Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc theo cơ cấu: gần 60% nguyên vật liệu sản xuất, hơn 30% máy móc thiết bị, 10% cho tiêu dùng. Có thể thấy 90% giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là để phục vụ cho công cuộc sản xuất là chủ yếu. Do đó việc Trung Quốc phá giá đồng NDT sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta khi nhập khẩu nguyên phụ liệu, linh kiện sản xuất, tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức cẩn trọng bởi sau khi phá giá đồng NDT, hàng hóa Trung Quốc sẽ tăng sức cạnh tranh, nhất là trong nhiều ngành hàng chúng ta phải cạnh tranh trực tiếp với họ như dệt may, thủy hải sản.
Nhóm ngành xuất khẩu sang Trung Quốc chịu bất lợi nhiều nhất khi phá giá đồng NDT là nhóm sản phẩm tiêu dùng, sắt thép, phân bón và nhóm nông lâm thủy sản, khoáng sản, cao su. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản Việt như 85% sắn, 35% gạo, 40% cao su. Tình hình xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cũng không được khả quan hơn, xuất khẩu gạo sang thị trường này có xu hướng giảm.
Với việc phá giá đồng NDT, các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc sẽ phải chi trả thêm 4% cho một đơn hàng với giá như trước. Điều này sẽ làm khó cho các thương nhân Trung Quốc đồng thời chúng ta cũng có khả năng mất thị phần tại đất nước này. Tuy nhiên, với lợi thế về vị trí địa lý cùng với lịch sử giao thương lâu năm lại chính là ưu thế mà thương nhân hai nước đều tận dụng.
Việt Nam hoàn toàn có thể biến nguy cơ trên thành cơ hội cho chính mình sau sự kiện đồng NDT phá giá mạnh. Nhiều chuyên gia nhận định đợt phá giá này là cơ hội để Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngược lại Trung Quốc cũng phải nhập nhiều nông sản, nguyên liệu thô từ Việt Nam để phục vụ cho tiêu dùng cũng như sản xuất. Bởi vậy, xuất khẩu Việt Nam tăng thì nhập khẩu từ Trung Quốc cũng tăng theo. Đây là mối quan hệ bổ sung cho nhau giữa hai nền kinh tế và đã được duy trì hàng chục năm nay.
Rõ ràng, với việc Trung Quốc thực hiện phá giá đồng nhân dân tệ vừa qua, chúng ta có thể kỳ vọng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ tăng ở một mức độ nào đó, khi xuất khẩu của Trung Quốc tăng lên trong thời gian tới. Dù sao, đối diện với một nền kinh tế lớn nhưng mong manh và thiếu trách nhiệm, chúng ta phải luôn trong tâm thế sẵn sàng tự thay đổi để phát triển.